Top Ad unit 728 × 90

[VL9] Bài 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG

Bài 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song:
+ Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I=I1+I2
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U=U1=U2
+ Điện trở tương đương được tính theo công thức: 1/R=1/R1+1/R2
2.  Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: I1/I2=R2/R1

5.1. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.1, trong đó R1=15Ω, R2=10Ω, vôn kế chỉ 12V.

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính số chỉ của các ampe kế.

Đáp án:
a. RAB = 6 Ω
b. Ampe kế ở mạch chính chỉ 2 A, ampe kế 1 chỉ 0,8 A, ampe kế 2 chỉ 1,2 A.

5.2. Cho mạch điện có sơ đồ hình 5.2, trong đó R1=5Ω, R2=10Ω, ampe kế A1 chỉ 0,6A.

a. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch.
b. Tính cường độ dòng điện ở mạch chính.

Đáp án:
a. UAB = 3 V
b. IAB = 0,9 A
Có hai cách:
+ Cách 1: Tính R = 5.10/15 = 10/3 Ω; Suy ra IAB = UAB/R = (3/10).3 = 0,9 A.
+ Cách 2: Tính I2 = UAB/R2 = 3/10 = 0,3 A. Suy ra IAB = I1 +  I2 = 0,6 + 0,3 = 0,9 A
Giải thích
5.3 Cho mạch điện có sơ đồ hình 5.3, trong đó R1=20Ω, R2=30Ω, ampe kế chỉ 1,2A. Tính số chỉ của các ampe kế A1 và A2.

Hướng dẫn giải:
+ Đầu tiên ta tìm điện trở tương đương của mạch R=12Ω.
+ Sau đó ta tính hiệu điện thế toàn mạch U=14.4V
+ Do U=U­1= U­2=14.4V nên theo định luật Ôm ta tính được giá trị I1=0,72A, I­­2=0,48A đây chính là số chỉ của ampe kế A1 và A2

Đáp án: Ampe kế 1 chỉ 0,72 A. Ampe kế 2 chỉ 0,48 A.
Giải thích
5.4 Cho hai điện trở, R1=15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A. 40V                 B. 10V                 C. 30V                 D. 25V

Đáp án: B
Giải thích
5.5 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.4, vôn kế chỉ 36V, ampe kế chỉ 3A, R1=30Ω.

a. Tính điện trở R2.
b. Tính số chỉ của các ampe kế A1 và A2.

Đáp án: R2 = 20 Ω; Ampe 1 chỉ 1,2 A. Ampe kế 2 chỉ 1,8 A.
Giải thích
5.6 Ba điện trở R1=10Ω, R2=R3=20Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 12V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và qua từng mạch rẽ.

Đáp án:
a. R = 5 Ω
b. I = 2,4 A; I1 = 1,2 A; I2 = I3 = 0,6 A.
Giải thích

5.7 Hai điện trở R1và R2=4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?

A. 5R1                  B. 4R1                  C. 0,8R1               D. 1,25R1



Đáp án: C
Giải thích



5.8  Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1=4Ω và R2=12Ω mắc song song có giá trị nào dưới đây?

A.16Ω           B.48Ω           C.0,33Ω         D.3Ω



Đáp án: D
Giải thích



5.9 Trong mạch điện có sơ đồ như hình 5.5, hiệu điện thế U và điện trở R1 được giữ không đổi. Hỏi khi giảm dần điện trở R2 thì cường độ I của mạch điện chính sẽ thay đổi như thế nào?




A. Tăng.

B. Không thay đổi.

C. Giảm.

D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm.



Đáp án: A



5.10 Ba điện trở R1=5Ω, R2=10Ω và R3=30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là bao nhiêu?

A. 0,33Ω            B. 3Ω             C. 33,3Ω         D. 45Ω



Đáp án: B



5.11 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.6, trong đó điện trở R­1=6Ω ;dòng điện mạch chính có cường độ I=1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2=0,4A.




a. Tính R2.

b. Tính hiệu điện thế U đặt vào hai đầu đoạn mạch.

c. Mắc một điện trở R3 vào mạch điện trên , song song với R1 và R2 thì dòng điện trong mạch chính có cường độ là 1,5A. Tính R3 và điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch này khi đó.



Đáp án:

a. R2=12Ω.

b. U=U2=U1=I1R1=0,8.6=4,8V

c. R=U/I=4,8/1,5=3,2Ω ; R3=16Ω
Giải thích

5.12 Cho một ampe kế, một hiệu điện thế U không đổi, các dây dẫn nối, một điện trở R đã biết giá trị và một điện trở Rx chưa biết giá trị. Hãy nêu một phương án giúp xác định giá trị của Rx (Vẽ hình và giải thích cách làm)

Đáp án: Gợi ý cách làm là mắc song song R với Rx vào hiệu điện thế U không đổi.
Giải thích
5.13 Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1,R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1=0,2A; nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2=0,9A. Tính R1,R2?


Hướng dẫn giải:
+ Giả sử hai điện trở mắc nối tiếp thì ta tính được Rtđ1=U/I1=1,8/0,2=9Ω, suy ra: R1+R2=9 (1).
+ Giả sử hai điện trở này mắc song song ta cũng tính được Rtđ2=U/I2=1,8/0,9=2Ω, suy ra: 1/R1+1/R2=1/2 (2).

+ Từ phương trình (1) và (2) ta giải ra điện trở R1, R2 theo phương pháp thế.

Đáp án: R1=3Ω, R2=6Ω hoặc (R1=6Ω, R2=3Ω)
Giải thích
5.14 Một đoạn mạch gồm 3 điện trở R1=9Ω, R2=18Ω và R3=24Ω được mắc vào hiệu điện thế U=3,6V như sơ đồ trên hình 5.7.

a. Tính điện trở tương đương c ủa đoạn mạch.
b. Tính số chỉ I của ampe kế A và số chỉ I12 của ampe kế A1.

Hướng dẫn giải:
a. Bạn tính điện trở tương đương của R1, R2 và R3 theo công thức 1/R=1/R1+1/R2+1/R3 (Do 3 điện trở này mắc song song với nhau).

b. Bạn tính cường độ dòng điện mạch chính theo công thức I=U/R, I1=U/R1, I2=U/R2, I3=U/R3, vậy số chỉ của ampe kế A1 là kết quả của I1+I2

Đáp án:
a. R=4,8Ω
b. I=0,75A, I12=0,6A
Giải thích
[VL9] Bài 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG Đánh giá bởi Minh Hoàng IT trên 11:06:00 AM Xếp hạng: 5

No comments:

Nơi chia sẻ những bài giải hay Giải SBT Vật Lí Lớp 6 7 8 9 © 2016 - 2017
Nền tảng Blogger, Edit bởi Minh Hoàng

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.