Top Ad unit 728 × 90

[Vật lí 7] Bài 12. Độ to của âm


[Vật lí 7] Bài 12. Độ to của âm

Lưu ý: các câu được gạch chân chữ đầu đáp án là câu đúng

12.1. Vật phát ra âm to hơn khi nào ?

A. Khi vật dao động nhanh hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi tần số dao động lớn hơn.
D. Cả ba trường hợp trên. 

12.2. Điền vào chỗ trống :

Bài giải:
Đơn vị đo độ to của âm là đềxiben (dB).
Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to.
Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.

12.3. Hải đang chơi ghita. a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào ? b) Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ ? c) Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp ?

Bài giải:
a) Hải đã thay đổi độ to của âm phát ra bằng cách gẩy mạnh hay nhẹ vào dây đàn để dây đàn dao động với những biên độ lớn hay nhỏ khác nhau.
b) Khi Hải gẩy mạnh và gẩy nhẹ thì dây đàn cũng dao động mạnh và nhẹ tương ứng.
c) Khi Hải chơi nốt cao, dây nào dao động rất nhanh, còn khi Hải chơi nốt thấp, dây đàn dao động rất chậm.

12.4. Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy ?

Bài giải:
Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn và tiếng đàn phát ra to.

12.5. Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo ?

Bài giải:
Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

12.6. Biên độ dao động là gì ?

A. Là số dao động trong một giây.
B. Là độ lệch của vật trong một giây.
C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

12.7. Biên độ dao động của âm càng lớn khi

A. vật dao động với tần số càng lớn.
B. vật dao động càng nhanh.
C. vật dao động càng chậm.
D. vật dao động càng mạnh.

12.8. Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi ?

A. Vận tốc truyền âm.
B. tần số dao động của âm.
C. Biên độ dao động của âm.
D. Cả ba trường hợp trên.

12.9. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây ?

A. 130 dB.
B. 180 dB.
C. 100 dB.
D. 70 dB.

12.10. Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào sau đây ?

A. 120 dB.
B. 50 dB.
C. 30 dB.
D. 80 dB.

12.11. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

A. Tần số dao động.
B. Biên độ dao động.
C. Thời gian dao động.
D. Tốc độ dao động.

Trở lại list bài giải Vật lí 7: TẠI ĐÂY 

[Vật lí 7] Bài 12. Độ to của âm Đánh giá bởi Minh Hoàng IT trên 3:10:00 PM Xếp hạng: 5

No comments:

Nơi chia sẻ những bài giải hay Giải SBT Vật Lí Lớp 6 7 8 9 © 2016 - 2017
Nền tảng Blogger, Edit bởi Minh Hoàng

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.