Top Ad unit 728 × 90

[Vật lí 8] Bài 17: Sự chuyển hoá cơ năng


Bài 17: Sự chuyển hoá cơ năng

I SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CÁC DẠNG CƠ NĂNG
Hoạt động 1: Giữ một chiếc xe trên mặt dốc rồi trượt xuống. Xe chuyển động xuống dốc nhanh dần


Nhận xét: Khi xe xuống dốc:
- Độ cao của xe ...…… dần, tốc độ của xe ...…… dần.
- Thế năng của xe ......…dần, động năng của xe ...…… dần.
 Vậy: Khi xe xuống dốc, ...…… năng đã chuyển hóa thành ...…… năng.

Hãy nêu vài hiện tượng từ cuộc sống quanh ta trong đó có sự biến đổi thế năng của một vật thành động năng.

Hoạt động 2: Hãy quan sát và nhận xét
Em hãy quan sát một trận bóng rổ khi vận động viên ném quả bóng về phía rổ (hình H17.3).


Nhận xét: Khi quả bóng bay chậm dần lên cao về phía rổ:
- Tốc độ của quả bóng ...…… dần, độ cao của quả bóng ...…… dần.
- Động năng của quả bóng .....… dần, thế năng của quả bóng .…… dần.
Vậy: Khi quả bóng bay lên cao, … năng đã chuyển hóa thành … năng.

Hãy nêu vài hiện tượng trong cuộc sống thể hiện sự biến động năng của một vật thành thế năng.
Hoạt động 3: Đa số chúng ta đều đã từng vui thích khi ngồi trên chiếc xích đu. Hãy cùng tìm hiểu và nhận xét.

Một người đứng trên mặt đất kéo xích đu cùng với người ngồi trên đó lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi buông. Xích đu sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng. Quan sát chuyển động của xích đu, ta thấy:
- Khi xích đu đi xuống, độ cao của xích đu … còn có tốc độ …..., thế năng …… và động năng …… : có sự chuyển hóa từ …… năng sang …… năng.
- Khi xích đu đi lên, độ cao của xích đu …… còn tốc độ ……, thế năng …… và động năng ……: có sự chuyển hóa từ …… năng sang …… năng.
* Khi xích đu ở vị trí thấp nhất: thế năng có giá trị …… nhất còn động năng …… nhất.
* Khi xích đu ở vị trí cao nhất: thế năng có giá trị …… nhất còn động năng …… nhất.


Từ các khảo sát trên và nhiều hiện tượng khác, ta có được kết luận:
 Khi một vật chuyển động, thế năng có thể chuyển hóa thành động năng và ngược lại, động năng có thế chuyển hóa thành thế năng.
 Chú ý: Khi có lực ma sát tác dụng lên vật chuyển động, còn có sự chuyển hóa từ cơ năng của vật sang một dạng năng lượng khác. Vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong các chủ đề sau.


Ta hãy cùng tìm hiểu thêm về một số hoạt động trong cuộc sống có sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng.


II. VẬN DỤNG
Hoạt động 4:  vận động viên nhảy sào (hình H17.6) có thể dùng chiếc sào để nhảy qua độ cao 5 m đến 6 m. (Hình H17.7) mô tả các giai đoạn thực hiện nhảy sào của một vận động viên.
Chạy đà: ………………………………
Bật cao: ………………………………..
Rơi xuống: ……………………………..

Hoạt động 5:  Mô tả một nhà máy thủy điện và hoạt động của nó: nước trong hồ chứa theo đường ống dẫn đến và làm quay tuabin, khiến máy phát điện hoạt động và tạo ra điện năng. Em hãy cho biết:
-    Động năng của nước trong đường ống được chuyển hóa từ dạng cơ năng nào của nước?
-    Động năng quay của tuabin được chuyển hóa từ dạng cơ năng nào của dòng nước?



[Vật lí 8] Bài 17: Sự chuyển hoá cơ năng Đánh giá bởi blog blog blog trên 2:58:00 PM Xếp hạng: 5

No comments:

Nơi chia sẻ những bài giải hay Giải SBT Vật Lí Lớp 6 7 8 9 © 2016 - 2017
Nền tảng Blogger, Edit bởi Minh Hoàng

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.