[Vật lí 8] Bài 12. Sự nổi
[Vật lí 8] Bài 12. Sự nổi
[Vật lí 8] Bài 12. Sự nổi
Bài 12.1. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Bài giảiĐáp án đúng : chọn B.
Bài 12.2. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Bài giảiKhi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét cân bằng với trọng lượng của vật nên lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp đó bằng nhau (và bằng trọng lượng của vật)
Lực đẩy Ác-si-mét trong trường hợp 1 : FA1 = d1V1.
Lực đẩy Ác-si-mét trong trường hợp 2 : FA2 = d2V2.
Mà FA1 = FA2 và V1 > V2 (V1,V2 là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ)
nên trọng lượng riêng của chất lỏng trong trường hợp thứ nhất nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng trong trường hợp thứ hai (d1 < d2).
Bài 12.3. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, vì trọng lượng riêng của lá thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
Lá thiếc mỏng đó được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá thiếc vo tròn nên dtbthuyền < dnước).
Bài 12.4. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Vật nổi trên chất lỏng khi trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét. Nhưng lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Khối lượng riêng của vật càng nhỏ hơn so với khối lượng riêng của chất lỏng thì phần vật chìm trong chất lỏng càng nhỏ. Theo bài ra thì vật thứ nhất là li-e, vật thứ hai là gỗ khô.
Bài 12.5. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên nước của một miếng gỗ (H.12.3). Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu chìm trong nước thì mực nước có thay đổi không ? Tại sao ?
Bài giải
Do lực đẩy Ác-si-mét trong cả hai trường hợp đều có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ và quả cầu, nên thể tích nước bị chiếm chỗ trong hai trường hợp đó cũng bằng nhau và mực nước trong bình không thay đổi.
Bài 12.6. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên sà lan
P = FA = dV = 10 000.4.2.0,5 = 40 000 (N)
Bài 12.7. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Tóm tắc : dvật = 26000N/m3 ; Pn = 150N (Pn : trọng lượng của vật ở trong nước)
dn = 10 000N/m3 ; P = ?
Nhúng chìm vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét nên vật nhẹ hơn ngoài không khí. Vì lực đẩy Ác-si-mét chính là hiệu số giữa số chỉ của lực kế khi treo vật ở ngoài không khí với số chỉ của lực kế khi treo vật ở trong nước nên
FA = P – Pn hay dnV = dvật V – Pn
dvậtV – dnV = Pn
V(dvật – dn) = Pn
V = Pn : (dvật – dn)
Nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ :
P = V.d = Pn : (dvật – dn).d = = 243,75(N).
Bài 12.8. Trang 34 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Đáp án đúng : chọn B.
Bài 12.9. Trang 35 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Đáp án đúng : chọn C.
Bài 12.10. Trang 35 – Bài tập vật lí 8.
Bài giảiĐáp án đúng : chọn C.
Bài 12.11. Trang 35 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Đáp án đúng : chọn A.
Bài 12.12. Trang 35 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Đáp án đúng : chọn C.
Bài 12.13. Trang 36 – Bài tập vật lí 8.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên phao:
FA = d.V = 10 000. 0,025 = 250 (N)
Trọng lượng của phao là :
P = 10m = 10.5 = 50(N)
Lực nâng phao là :
F = FA – P = 250 – 50 = 200(N)
Bài 12.14. Trang 36 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên chai:
FA = dn.V = 10 000. 0,0015 = 15 (N)
Trọng lượng của chai là :
P = 10m = 10.0,25 = 2,5(N)
Để chai chìm trong nước cần đổ vào chai một lượng nước có trọng lượng tối thiểu là :
P’ = FA – P = 15 – 2,5 = 12,5(N)
Thể tích nước cần đổ vào chai là
V’ = 0,00125(m3) = 1,25 (lít)
Bài 12.15. Trang 36 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Lực đẩy Ác-si-mét lớn nhất tác dụng lên xà lan
FA = dn.V = 10 000. 10.4.2 = 800 000 (N)
Trọng lượng tổng cộng của xà lan và kiện hàng là :
P = 10.(50 000 + 40 000) = 900 000 (N)
Vì P > FA nên không thể đặt hai kiện hàng lên xà lan được.
Bài 12.16. Đố vui. Trang 36 – Bài tập vật lí 8.
Bài giải
Vì nước ở Biển Chết chứa nhiều muối nên trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể người, nhờ đó người có thể nổi trên mặt nước.
Trở lại list bài giải Vật lí 8:
[Vật lí 8] Bài 12. Sự nổi
Đánh giá bởi Minh Hoàng IT
trên
12:06:00 PM
Xếp hạng:
No comments: