[VL9] Bài 44-45: THẤU KÍNH PHÂN KÌ - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
Bài 44-45: THẤU KÍNH PHÂN KÌ - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa.
2. Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
3. Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
4. Đối với thấu kính phân kì:
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
2. Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
3. Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
4. Đối với thấu kính phân kì:
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
a. Dựng ảnh S’ của S tạo bởi kính đã cho.
b. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ?
S’ là ảnh ảo vì nó là giao điểm của các tia ló kéo dài.
a. Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì ?
c. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho.
a. S’ là ảnh ảo, vì nó và S cùng phía so với trục chính.
b. Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
c. Bằng cách vẽ, xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ (giống cách làm bài 42-43.2)
44-45.3 Trên hình 44-45.3 có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 của hai tia tới xuất phát từ một điểm sáng S.
a. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì ?
b. Bằng cách vẽ hãy xác định ảnh S’ và điểm sáng S.
a. Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
b. Bằng cách vẽ:
+ Xác định ảnh S’ : kéo dài tia ló số 2, cắt đường kéo dài của tia ló 1 tại đâu thì đó là S’ .
+ Xác định điểm S: vì tia ló 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải là tia đi song song với trục chính của thấu kính. Tia này cắt tia đi qua quang tâm ở đâu thì đó là điểm sáng S.
44-45.4 Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F (hình 44-45.4).
a. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính đã cho.
b. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính độ cao h’ của ảnh theo h và khỏang cách d’ từ ảnh đến thấu kính theo f.
a. Dùng hai tia sáng đã học để dựng ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
b. h’ = h/2; d’ = d/2 = f/2
44-45.5 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
a. Thấu kính phân kì là thấu kính có
b. Chùm sáng song song tới thấu kính phân kì cho
c. Một vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho
d. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn
|
1. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
2. phần giữa mỏng hơn phần rìa.
3. nằm trong khỏang tiêu cự của thấu kính.
4. chùm tia ló phân kì, nếu kéo dài các tia thì chúng đều đi qua tiêu điểm của thấu kính.
|
Đáp án: a-2; b-4; c-1; d-3
44-45.6 Thấu kính phân kì có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?
A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
Đáp án: B
44-45.7 Chiếu một chum tia sáng song song vào một thấu kính phân kì, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính.
A. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ loe rộng dần ra.
B. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ thu nhỏ dần lại.
C. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ bị thắt lại.
D. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ trở thành chum tia song song.
Đáp án: A
44-45.8 Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?
A. Phương bất kì.
B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.
D. Phương cũ.
Đáp án: D
44-45.9 Chiếu một tia sáng vào một thấu kính phân kì, theo phương song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?
A. Phương bất kì.
B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.
D. Giữ nguyên phương cũ.
Đáp án: B
44-45.10 Chọn câu đúng.
Chiếu một chum tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chum tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:
A. loe rộng dần ra.
B. thu nhỏ lại dần.
C. bị thắt lại.
D. trở thành chum tia song song.
Đáp án: A
44-45.11 Di chuyển một ngọn nến dọc theo trục chính của một thấu kính phân kì, rồi tìm ảnh của nó, ta sẽ thấy gì?
A. Có lúc ta thu được ảnh thật, có lúc ta thu được ảnh thật.
B. Nếu đặt ngọn nến ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính ta sẽ thu được ảnh thật.
C. Ta chỉ thu được ảnh ảo, nếu đặt ngọn nến trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
D. Ta luôn luôn thu được ảnh ảo dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào.
Đáp án: D
44-45.12 Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.
B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.
D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Đáp án: B
44-45.13 Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Đáp án: B
Giải thích
44-45.14 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Thấu kính phân kì là một khối thủy tinh có hai mặt cầu lõm hoặc
b. Đặt một cái cốc rỗng trên một trang sách rồi nhìn qua đáy cốc, ta thấy dòng chữ nhỏ đi. Đáy cốc đóng vai trò như
c. Trục chính của thấu kính phân kì là một
d. Quang tâm của thấu kính phân kì là một điểm trong thấu kính mà
|
1. mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng.
2. đường thẳng vuông góc với mặt thấu kính mà một tia sáng truyền dọc theo đó sẽ không bị lệch hướng.
3. một thấu kính phân kì.
4. một mặt cầu lõm và một mặt phẳng.
|
Đáp án: 1-d, 2-c, 3-b, 4-a
44-45.15 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì luôn luôn cho
b. Nếu quan sát một vật qua thấu kính phân kì mà ta thấy có ảnh ảo nhỏ hơn vật thì
c. Ảnh ảo của một vật cho bởi các thấu kính và gương bao giờ cũng
d. Ảnh ảo cho bởi thấu kính phân kì luôn luôn
|
1. cùng chiều với vật.
2. nằm trong khoảng tiêu cự, trước thấu kính.
3. thấu kính đó phải là thấu kính phân kì.
4. ảnh ảo
|
Đáp án: 1-c, 2-d, 3-b, 4-a
[VL9] Bài 44-45: THẤU KÍNH PHÂN KÌ - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
Đánh giá bởi Minh Hoàng IT
trên
6:43:00 PM
Xếp hạng:
No comments: